Dienstag, 8. August 2017

TRUNG CỘNG ĐÃ ĐƯA HAI GIÀN KHOAN DÀU VÀO KHU TƯ CHÍNH



Nguyễn văn Canh
                                                 31 tháng 7, 2017

Tin tức  giới truyền thông  quốc tế cho biết cuối tuần qua  Đảng Cộng Sản Việt nam (ĐCS) đã ra lệnh cho cộng ty Repsol  ngưng hoạt động  khai thác dầu khí tại lô 136-03 thuộc Bãi Tư Chính, nằm sát cạnh  vùng Nam Côn Sơn về phía Đông. Lô này  nằm trên thềm lục địa Việt nam. Và thay vào đó, Trung cộng đã đưa 2 giàn khoan Hải Dương 708Hải Dương 760 vào khu vực này.
Repsol là công ty dầu của Tây Ban Nha đã hoạt động tìm dò dầu hoả trong những năm qua. Repsol mua lại quyền khai thác dầu của một công ty Gia Nã Đại là Talisman, với giá là 300 triệu MK. Talisman trước đó được  Hà nội cho khai thác tìm dò dâu hoả tại khu vực này.
Repsol cách đây không lâu đã loan báo rằng họ đã tìm thấy dầu hoả tại nơi này.
  
Đây là một hành vi  chuyển nhượng công khai chủ quyền một phần lãnh thổ quốc gia  của Việt nam cho Trung Cộng. Đặc biệt, trong trường hợp này và  ở nơi này,  ĐCS đã có một khế ước tìm, dò để khai thác dầu từ trước với Repsol, công dân của  một đê tam quốc gia là Tây Ban Nha, và Repsol đã bỏ ra rất nhiều tiền để  thăm dò và nay họ đã tìm thấy dầu.

Làm sao lại có sự chuyển nhượng  có vẻ dễ dãi, mau lẹ , rất bất thường, như vậy dù lãnh đạo VC biết  phải chấp nhận 2 sự việc: a) để lộ  ra chúng là kẻ đê hèn,  và bị sỉ nhuc trước quốc dân và quôc tế vì hành vi ngang ngược của TC là động lực; b) mất một ăn  một phần ăn to lớn từ nguồn  lợi  do dầu này mang lại cho cá nhân nhóm lãnh đạo Đảng. Thực vậy, qua tố cáo trong những tháng trước đây của Trịnh xuân Thanh,  cựu Chủ Tịch Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí  thì tiền ăn cắp, bỏ vào túi riêng của các lãnh đạo đảng liên quan đến bán lậu dầu  trong vòng 30 năm qua , nhất là từ thời Võ văn Kiệt làm Thủ Tướng, được ước tính vào khoảng hơn 90 tỉ MK. Riệng trong 10 năm cầm quyền của Nguyễn tấn Dũng, số tiền ây là 36 tỉ MK.

Để hiểu rõ về việc làm  này của lãnh đạo ĐCS,  ta tưởng nên nhắc lại nền tảng mối quan hệ TC và VC   về “giải pháp cho vấn về Biển Đông” do tướng Quách bá Hùng, Phó Chủ Tịch Quân Uỷ Trung Ương của TC thiết lập hồi tháng 4 năm 2011.

Quách bá Hùng sang Hà nội họp với Nguyễn phú Trọng,  rồi Nguyễn tấn Dũng và các người  khác từ ngày 12 đến 18 tháng 4, 2011.

Tại đây y ấn định  đường hướng và các qui tắc mà các lãnh đạo VC phải thi hành để giải quyết vấn đề Biển Đông: Các điểm quan trọng là  các lãnh đạo VC
a)  không được làm bất cứ một điều gì để làm cho tình hình phức tạp thêm,
b) cũng không được để các thế lực bên ngoài can thiệp vào vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và  cuối cùng là
c)   phải hướng dẫn dư luận và cảnh giác đưa ra các lời bình luận hay có hành động  làm tổn thương tình hữu nghị và lòng tin cậy giưã nhân dân hai nước ( thực tế là TC).

Ngoài ra, Hùng  còn  đi sâu vào  việc hợp tác tác toàn diện  giữa 2 đảng và hai nhà nước,  và đưa vấn đề này vào thực tiễn . Các lãnh vực sau đây được thực hiện:
a)  Hợp tác giữa 2 quân đội (thống nhất 2 quân đội dưới sự chỉ huy của quânb đội TC)
b) Hợp tác trong lãnh vực an ninh. Về lãnh vực này, cũng trong thời gian 6 ngày này, Lê hồng Anh được mời sang Bắc Kinh, họp với Bộ  trưởng công an Mạch kiến Trụ để nhận sự chỉ đạo của TC.
c)   Hợp tác trong lãnh vự tư pháp. Vương thế Tuấn, Chánh án Toà Án Nhân Dân Tối Cao vào ngày 17 sang gặp Nguyễn minh Triết để đẩy mạnh sự hợp tác về tư pháp…

Hợc tác là danh từ mỹ miều, nghe như bình đảng giữa hai bên, nhưng che dấu sự thật là đưa cán bộ TC vào  các cơ quan , tổ chức  của Đảng và chính quyền VC , các cấp để  chỉ huy và kiểm soát ngõ hầu VC không thể đi chệch hướng. Các  điểm nêu trên được  gọi là Thoả thuận Qúach bá Hùng. Thoả thuận này dựa trên một tiền đề là CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG LÀ CỦA TRUNG CỘNG, và lãnh đạo VC, như một Thái thú người bản xứ chỉ có nhiêm vụ thi hành mệnh lệnh của quan thày  để bảo vệ chủ quyền ấy  của chúng.

Về mặt chính quyền, Thoả hiệp Quách bá  Hùng được hợp thức hoá bằng một Hiệp Ước gữa hai quốc gia:  Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam.
Hiệp Ước này được  Hồ xuân Sơn, Thứ trưởng Ngoai Giao VC ký với Thứ trưởng Ngọai Giao TC Trương chí  Quân tại Bắc Kinh   vào ngày 23 tháng 6,2011 , có sự hiện diện của Uỷ Viên Quốc Vụ Viện Đới bỉnh Quốc, chứng kiến (1)

Hiệp ước trở thành văn kiện pháp lý ràng buộc  nhà nước Cộng Hoà XHCN  Việt nam,- các cấp chính quyền VC- vào trách nhiệm phải thi hành các điều khoản của Hiệp Ước.


Vào ngày 1 tháng 5, 2014  TC  ngang nhiên đưa giàn khoan HĐ 981 vào hoạt động  gần đảo Tri Tôn, thuộc Quần Đảo Hoàng Sa dưới  sự bảo vệ của một lực lương hải quân hùng hậu .TC nói rằng chúng  “hoạt động trong  vùng lãnh hải thuộc phạm vi chủ quyền của chúng.”  Khi giàn khoan tiến vào vị trí, chúng ra lệnh  ngay cho tàu cảnh sát biển VC phải đi ra xa, cách giàn khoan 3 hải lý, rồi lại có lệnh mới là 4 hải lý. Bộ trưởng Quốc Phòng VC Phùng quang Thanh mẫn cán hơn, ra lệnh đi xa 10 hải lý. Dù ở vị trí đó, có tàu cảnh sát biển VC vẫn bị tàu hải quân TC đâm chìm, một số chiếc bị hư hại nặng. Hai cảnh sát VC bị chết và một số bị thương.

Đưa giản khoan vào Hoàng Sa như vậy  rõ ràng là hành vi chiến tranh, một cuộc chiến tranh xâm lược.

Lãnh đạo ĐCS bất động. Hơn 10 ngày sau, dân chúng Việt nam tức giận. Họ nổi lên chống đối. Tại Hà tĩnh, dân chúng xông vào phá xưởng của TC. Sự xô sát làm 2 công nhân TC chết và một số bị thương. TC phải  vội vã đưa tàu thuỷ di tản 4,000 công nhân về nước. Tại Bình Dương, dân chúng đốt phá các hãng xưởng Tàu  (TC) , kể cả xí nghiệp  của người Tàu không phải của TC. Một số TC phải bỏ chạy, trống sang Cao Miên.
Lãnh đạo VC bối rối  trước phản ứng  giận dữ của dân chúng Việt nam.

Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Binh để tím cách giải quyết khó khăn này, nhưng không được tiếp.
Để xoa dịu các chống đối từ dân chúng, Nguyễn phú Trọng nói tới chủ quyền  của VN trên quàn đảo Hoàng Sa cho cử tri quận Tây Hồ, Hà nội. Trương tấn Sang cũng nói qua về chủ quyền cho cử tri tại Sài Gòn. Nguyễn tấn Dũng, láu cá hơn, khi sang dự Hội Nghị Á Châu , ở Tân Gia Ba vào ngày 21 tháng 5, phát biểu rằng “hành vi  ấy (của TC) đe doạ an ninh hàng hải;  không đổi  chủ quyền lấy hoà bình hữu nghị viển vông”, và đồng thời ghé qua Phi luật Tân nói về vụ Kiện của Phi trước Toà Trọng Tài Quốc Tế ( nói về vụ kiện, chứ không phải bàn  hay tìm hiểu về vụ kiện để VC noi theo).
Tất cả những điều trên được đưa ra một cách bất đắc dĩ để che dấu những điều mà chúng đã cam kết trong thoả thuận Quách bá Hùng và Hiệp Ước kể trên .    
Tuy nhiên, đây lại là nguyên do gây ra sự hiểu lầm  của TC. Chúng  tưởng rằng lãnh đạo VC có âm mưu chống lại, vì lẽ Trọng và Sang ‘vận động’ quần chúng đòi  bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Dũng ‘vận động quốc tế’ , ngầm kêu gọi Mỹ  can thiệp vì  TC là nguyên cớ cho  an toàn  lưu thông trên vùng biển mà Mỹ từng rêu rao rằng cần phải bảo vệ  các tàu đi qua trên khu vưc một cách tự do và an toàn.
Đó là các vi phạm  nghiêm trọng cam kết với TC như đã thoả thuận. Chính vì điểm này mà Dương khiết Trì (lúc này đã được thăng chức lên làm Uỷ Viên Quốc Vụ Viện) vào tháng 6 vội vã sang Hà Nội quở trách lãnh đạo Hà nội là các đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (Trung Cộng.)

Hình do Truyền Thông TC phổ biến:  Dương khiết Trì nói  huỵch toẹt với các lãnh đạo VC  tại Hà nội  vào ngày 30 tháng 6, 2014: “Các Con Hoang Phải Trở về  với Tổ Quốc”.

Tại Hà nội, y nhắc lại  2 điểm trong Thoả Hiệp Quách Bá Hùng để lãnh đạo VC từ nay phải  nghiêm chỉnh tuân theo;

1) KHÔNG ĐƯỢC VIỆN DẪN CÁC TÀI LIỆU CỦA VIỆT NAM ĐỂ BIỆN MINH CHO CHỦ QUYỀN LỊCH SỬ CỦA VN, (chỉ trích Nguyễn phú Trọng và Trương tấn Sang nói với cử tri về chủ quyền; Dũng nói tới  chủ quyền và hoà bình viển vông)
2) KHÔNG ĐƯỢC LÔI KÉO CÁC NƯỚC KHÁC VÀO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG, (chỉ trích Nguyễn tấn Dũng về tuyên bố ở Hội Nghị Á Châu về hành vi của TC là  nguyên do mất an toàn lưu thông trên biển, như vậy kéo Mỹ và các nước khác vào cuộc tranh chấp chống TC và y  còn e ngại Dũng nộp đơn kiện tại Toà án Quốc Tế như Phi)

Ngoài ra, y còn cấm lãnh đạo VC 2 điều:

1) KHÔNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ THẤP VỀ KHẢ NĂNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN CỦA CHÚNG TRÊN CÁC ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG,
2) KHÔNG ĐƯỢC PHÁ BỎ MỐI QUAN HỆ ĐANG TỐT ĐẸP HIỆN CÓ VỚI TC. (2)

Hiện nay, sau khi tướng Phạm trường Long, Phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương TC bỏ dở cuộc viếng thăm vào ngày 18 tháng 6,  vì Lãnh đạo VC không thể thoả mãn yêu sách của  TC là  phải đơn phương huỷ bỏ khế ước với Repsol, và để cho TC  thay thế , vào khai thác dầu ở lô 136-03  vì hậu quả của việc làm sẽ to lớn.  Đầu tháng 7, 2017,  TC điều động một hạm đội gồm 54 chiếc tàu vào Biển Đông và  chúng báo cho Lãnh đạo VC biết rằng nếu không thoả mãn các yếu sách của chúng, thì chúng sẽ đánh chiếm các đảo mà VC đang chiếm đóng  trong vùng quần đảo Trường Sa.
Ngoài hạm đội 54 chiếc tàu trên, TC có 8 căn cứ trên 8 đảo đã được bồi đắp. Trong số này, có ba căn cứ quan trọng  là Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, chúng đã có sân bay lớn và đã bố trí 3 không đoàn  máy bay phản lực tại đó. Mỗi không đòan gồm 24 chiếc, chưa kể các hải cảng rộng lớn và các kho võ khí và hoả tiển, dàn radar, cơ sở viễn thông…

Đó là  nguyên do quan trọng thúc đẩy VC  đau đớn đơn phương huỷ bỏ khế ước với Repsol và   chấp nhận tủi nhục để cho TC vào khai thác dầu   tại khu Tư Chính.

Hai gìan khoan HD 708 và  HD 760 đã hiện diện tại khu vực Tư Chính.
                        
                                                          OOO

Nhân dịp này, dân tộc Việt cảnh cáo ĐCS về sự hèn nhát,  và nghiêm trọng lên án hành vi bán nước cầu vinh của chúng.

Hãy ngẩng mặt lên nhìn vào Hải quân VNCH.  Vào tháng 1, 1974 lực lượng Hải quân VNCH nhỏ bé, vẫn ngang nhiên đương đầu với hạm đội Trung cộng gồm hơn 40 chiếc. Hải quân VNCH đã giết chết Đô Đốc Phương quang Kính, Tư Lệnh phó Hạm Đội Nam Hải, kiêm Tư Lệnh chiến dịch cùng  với 5 Đại tá… trong trận chiến  chống ngoại  xâm  này để bảo vệ Hoàng Sa.

Để  đề cao tin thần anh dũng của Hải Quân VNCH chống lại giăc ngoại xâm,  Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ  vào  cuối năm 2009  kêu gọi tổ chức Ngày Hoàng Sa Tòan Cầu vào 19 tháng  1 năm 2010.  Hàng chục  tập thể người tị nạn Cộng sản khắp nơi trên thế giới từ  Âu Châu, đến Úc, Canada và nhiều nơi ở Hoa Kỳ đã đáp ứng lời kêu gọi ấy và  tổ chức các buổi lễ trọng thể  để nói lên lòng ngưỡng mộ  của quốc dân Việt đối với sự anh dũng của Hải Quân VNCH, đặc biệt là để  ghi ơn vinh danh 74 chiến sĩ hải quân anh hùng đã xả thân bảo vệ biên cương của Tổ Quốc trong trận chiến tại Hoàng Sa 19 tháng 1 năm 1974.

Kèm theo đây hai trong số nhiều video ghi lại hình ảnh các buổi lễ được tổ chức một cách trọng thể để quí anh chị coi:

1)   Tại Nam California, Hội Hải Quân Cửu Long đứng ra tổ chức tại khu Tượng Đài, Westminster, có tới 2,000 người tham dự , và
2)   Một buổi lễ khác  ở Bắc California do các hội đoàn địa phương cùng với  hội Hải Hải Quân  Bach Đằng tại Jan Jose thực hiện trong hội trường GI Forum rộng lớn trên đường Story; có tới 1,000  người tham dự.

Các lãnh đạo Đảng  Cộng Sản Việt nam hãy noi gương các anh  hùng hải quân VNCH  trong trận chiến 1974. Đừng hèn nhát nữa!
Quốc dân Việt không tha thứ cho các kẻ đê hèn bán nước./.
---------------

(1) Về chi tiết,  xin xem  Nguyễn văn Canh, “Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc”, Tập 2, tr.314-319 , 5th Edition., Center for Vietnam Studies, 2014.
 (2) Như trên, tr. 324-331
  
BẢN ĐỒ PHÂN LÔ DẦU KHÍ TRÊN THỀM LỤC ĐỊA VN

Repsol  đang khai thác  dầu khí tại lô  136-03, nằm trong
khu vực  Tư Chính Vũng Mây

MacOS:Users:canhnguyen:Desktop:HỆ THỐNG CĂN CỨ TC.jpeg

Cước chú: Trên cùng , số 1 là Subi, phía tay phải số 4 là Vành Khăn,
 số 6 là Chữ Thập. 3  đảo này là căn cứ trọng yếu, lập thành  một tam
giác  kiểm soát tòan thể Biển Đông.
Các căn cứ khác là: số 2: Gaven; số 3A Chigua; 3B Tư Nghĩa; số 5: Gạc Ma,
 nằm ở giữa Tam giác. Và cuối cùng  là sô 7: Châu Viên năm phía dưới.

HD 708 và HD 760  TẠI KHU TƯ CHÍNH-VŨNG MÂY

QUANG NGUYEN
TC đã đưa giàn khoan vào khu vực này để chuẩn bị  thay REPSOL
hút dầu hưởng lợi,  mà không phải bỏ tiền ra tim kiếm.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen