Freitag, 31. März 2017

LỜI VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG


                                     Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh)

(Kèm theo bản dịch Anh ngữ).

Tôi là người dân Việt
Khi mới sinh ra
Tiếng mẹ ru cho ngủ hòa với đạn bom xa
Cùng tiếng võng đưa dìu dặt.
Dù đang khóc – nghe tàu bay của giặc
Cũng biết im hơi, ôm cổ mẹ xuống hầm.
Tôi đã quen tai nghe những tiếng nổ ầm
Mùi thuốc súng ngạt đầy hai lá phổi.
Tôi biết nhìn mẹ tôi cằn cỗi
Sữa khô vàng vì khoai sắn quanh năm.

Mắt ngây thơ tôi thấy mẹ âm thầm
Nhiều đêm tối đẽo tầm vông cho bố.
Bố tôi đi đặt hầm chông, đào hố,
Đuổi xua Tây, chống Nhật, giữ quê nhà.
Rồi lớn lên tôi thuộc hát hùng ca
Trước khi biết ghép vần qua chữ cái.
Đường quanh làng in dấu chân non dại
Những chiều vui làm lính đếm một, hai...
Đòn tre nặng trên vai                                
Làm súng giả, bắn quân thù ngã gục !
Nghìn đêm mơ : Tiên về ban gậy trúc
Hóa thành gươm, biến ảo phép thần thông.
Cho tôi đi giành lại cả non sông
Trong tay giặc – Ôi tuổi thơ đầy mộng !
Tôi thèm nghe chuyện ngày xưa Phù Đổng
Ngựa đồng phi, roi sắt, đuổi xâm lăng.
Chuyện quả cam trên bến nước sông Đằng
Tay bóp nát vì thù căm lũ giặc.
Từng trang sử ngời trăng sao vằng vặc
Gói hồn tôi bằng gương sáng hùng anh.
Thời gian qua...
Kháng chiến đã công thành
Trời tháng Tám đưa Thu vào lịch sử.
Bạn bè tôi từ rừng sâu núi dữ
Kéo nhau về - hoa gấm phủ quê hương,
Mặt trời say bừng mọc ở Nam Phương !

*

Nhưng nguồn vui chưa trọn
Non sông tôi bị trăm ngàn dao nhọn
Đâm thủng hồn – Nam Bắc xẻ chia đôi.
Bầy em thơ lại tiếp cảnh trong nôi
Nghe bom đạn từ xa về ru ngủ.
Dăm ba thằng bạn cũ
Lại ra đi - mỗi đứa một phương trời.
Hai mươi năm nội chiến mỏi mòn hơi
Sông chảy máu, núi bày xương trắng lạnh.
Mẹ tôi chết, một đời trong khổ hạnh
Cha tôi sầu vĩnh viễn cũng ra đi.
Ngàn thê lương tiếp diễn cảnh phân ly,
Sông Gianh cũ nối giòng qua Bến Hải !
Đường quê hương hóa thành bao chiến bãi
Ruộng cày lên vỏ đạn, đất cằn khô.
Đầu xanh non quấn vội giải khăn sô
Màu tang trắng phủ lên hồn thơ dại.
Tôi đã gặp – lòng bao lần tê tái –
Những em thơ bằng lứa tuổi con tôi
Nằm chết bên sông, cuối bãi, ven đồi,
Tay nắm chặt con búp bê bằng đất,
Đất Việt Nam ! – món đồ chơi tuổi mật
Nghèo như em, nghèo như cả Quê Hương !
Mặt trời đau - lặn mất ở Nam Phương...

*

Rồi hôm nay
Chiến tranh không còn nữa
Lòng reo vui tưởng xa rồi khói lửa
Nhưng ngờ đâu tôi lại mất Quê Hương !
Vì tôi đi trên vạn nẻo đường
“ - Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ !”       (thơ Trần Dần)
Tình thương đâu ? Non sông tôi còn đó
Phải đành xa !
Phải đành xa ! Khỏi thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ !...

*

Nhưng Quê Hương còn đó
Tôi xin hẹn mai về !
Tôi sẽ đi trên vạn nẻo đường quê
Bằng những bước chân nắng đẹp.
Tôi sẽ cho em trái tim không bằng thép
Mà bằng máu con người.
Trái tim tôi biết nở nụ cười tươi
Vì không nung bằng lò sản xuất.
Tôi đưa em ra khỏi công trường u uất
Cho em làm Người, biết quý thịt xương,
Biết cười vui, biết cả Tình Thương
Để em không còn là máy !
Tôi dẫn đàn con tung tăng nhảy chạy
Vào các công viên
Phá tan đi những hình tượng thiếu niên
“Anh Hùng Lao Động”.
Và dựng lên những khu vườn hoa mộng
Cho tuổi ấu thơ.
Có cung trăng với thằng Cuội ngồi mơ
Đầy chim bướm - trả con về tuổi dại.
Đồng ruộng phì nhiêu, hoa màu nông trại
Sẽ mọc lên thay thế chốn lao tù.
Tôi sẽ ngồi nghe chú bác nông phu
Ca vọng cổ giữa hương nồng lúa mới.
Ôi tình quê hương dìu vợi
Làm sao ôm hết một vòng tay ?
Cho tôi hẹn một ngày
Trở về, xin gặp lại
Gia đình, anh em, bạn bè, con cái,
Tất cả đồng bào.
Để cùng ôm nhau, ta sẽ khóc gào
Nước mắt mừng vui, trôi dần thương nhớ.
Để hòa chung nhau máu tim, hơi thở
Và để trao nhau trọn cả Tình Người !
Những bàn tay cũng biết nở môi cười
Dẫn tôi đi trở về thăm lối cũ.
Tôi sẽ xin trải hồn ra ấp ủ
Sẽ quỳ hôn từng kỷ niệm ngày xưa !
Và ... không bao giờ tôi thấy lại trong mưa
Màu máu tươi cờ đỏ !
Ôi ! Quê Hương còn đó
Cho tôi hẹn mai về
Để làm Người, và được sống nơi Quê !

Võ Đại Tôn (Hoàng Phong Linh).          (*Bản dịch Anh Ngữ ở dưới)


TO VIETNAM, MY FATHERLAND.

                                     English translation : Võ Trường Sơn.

I am a Vietnamese.
As a baby
I’d learned to get to the sound
Of gunfire and distant bombing
In harmony with my mother’s song
And the monotonous sound of the swinging cradle.
All to make a perpetual musical recital
That sent me to sleep.
I’ve learned to know at least
When to stop crying
At the siren, threatening
An imminent enemy attack.
Clinging to my mother’s back
I followed her
To the underground shelter.
My ears familiarized with explosions
From the suffocating gun
That sent smoke into my tiny chest.
I’ve learned  early in my life
To watch my beloved mother sigh,
Getting old at an early age,
Her bare breast wasted
And her milk dried.
My innocent eyes
Many a night followed her in the dark
Quietly sharpening a bamboo dart,
My father’s favourite weapon,
Together with booby traps and trenches,
This was how he fought the French
And the Japanese
In defence of the hamlet.
As a boy I’d learned heroic songs
Before knowing by heart the alphabet.
How many nights in my dream
I got a wooden beam
From a fairy goddess
Who turned it into a sword
To help me liberate the land
Of my father and ancestors
From the hordes of invaders
That came to be defeated.
Oh ! What a beautiful age to dream indeed !
With a love of heroic stories
I listened how in pursuit of the Chinese
Our General Phu-Dong was riding on a steel horse.
Or the young Captain with a sword
On Dang-Giang river defeated the Huns...
...Then
Came the victory for the Resistance
One August,
Autumn became history for the Viets.
My friends, yet
From wild jungles and high mountains
Returned home with Independence
For Vietnam.
The rising sun
Magnificent and sublime
Was shining for the first time
After a century under foreign yoke.
But, the glory was never full,
My fatherland was again hurt.
It was a sword
That killed a nation,
It was a partition
That perpetuated the old drama of the past
For young babies continued to learn
To get used to the sound
Of gunfire and distant bomb blast :
A musical symphony
That sent them to sleep softly...
My friends and I departed again
For another twenty years of war
That exhausted a whole nation.
Rivers were flowing with red blood,
Mountains were exposing white skeletons.
My mother’s death ended a life of endurance
And sorrows killed my father, too.
This was only one of thousands
Of great sorrows
That repeated the story of the same partition River
Which once was called Song-Gianh
And now Ben-Hai.
The winding trails around the villages
Now became the battlefields
Bomb shrapnel littered rice fields
And green trees were burnt black.
How many young children put on their funeral scarves ?
So often I was struck by the sight
Of young babies of my children’s age
Lying here and there in the creeks,
In the bushes,
Or near the hills,
Sleeping forever.
In their tiny hand, a little doll
Made of clay, so small,
Of Vietnam soil.
An impoverished doll
As poor as themselves
As poor as the country
And the sun no longer wanted to shine...
... Then today
No more fighting,
But before I had time to say
Farewell to the war
I learnt quickly that I had lost my country.
For everywhere I went
I saw the sorrowful rain
That fell on the red flags”.
Where was my love ? – My country’s still there
But I had to leave
Lest I had to see
Again “the sorrowful rain
That fell on the red flags” !

*

But my country was still there
And my promise to return
Tomorrow – One day
I will revisit
All the winding trails around the village.
My footprints will bring the sunshine,
I will give my lover a heart not made of steel
But of flesh and blood.
My heart that could smile
Because it was not made from the Commune’s furnace.
I will take my lover out
Of the concentration camp,
Let her be a human being
Who knows how to love and be free,
How to be happy
And she will no longer be a robot.
I will join my children
In the kindergarten
Playing
Or going to the public parks
To destroy the statues
Of “Production Heroes” !
And we will build a wonderland
For the young innocents.
With the little “Cuoi” in their legend
Looking down from the moon
Dreaming from time immemorial,
With butterflies and birds
And all that give youth
Back to the young.
Green ricefields and busy farms
Will replace prisons.
Uncle farmer, his daughter, his son,
Will join in a pastoral song
To celebrate a good harvest day.
Oh ! How can I display
In a painting
The magnificent feeling
Of love
For my country ?
A flowing love
That I can’t see
Nor can I hold
In one embrace !
Give me a date
I shall return.
A reunion, and this
I promise
To my family, brothers and friends,
Hand in hand
With all my compatriot Viets
We will get
Together
A thousand in one
In one embrace.
We will be crying,
We will be dying
Of happiness and joy that grow
To replace sorrows.
Our blood in one vein,
Our breath in one flow,
To join with all Mankind.
To open our arms,
The arms that smile
That take me to my old native place
Where my heart resides always.
On my knees
I will adore, with my lips
Every memory that engraves
On the ground of the past that has made
My life today !
And, I pray
Never to see again
“The sorrowful rain
That fell on the red flags...”.
Oh ! My country is still there
I promise to return
Tomorrow – One day –
To be a man to stay
And to live in Peace.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen