Samstag, 27. Juni 2015

Đào Văn Bất : Ngày Quốc Hận và S-219



Köln, ngày 19-06-2015
Kính gửi Anh Chị Em,
từ khi đạo luật S-219 của Qốc Hội Canada ra đời và sau những ngày băn khoăn suy nghĩ về vấn đề “Pro/Kontra” tôi đã đúc kết một kháng thư gửi QH Canada, xin được chia sẻ với ACE những điểm vắn tắt sau:
Để tránh mọi ngộ nhận tôi chỉ xin bầy tỏ quan điểm riêng của tôi về vấn đề quá nhậy cảm này và hoàn toàn không để ý đến lý do sâu ẩn bên trong về sáng kiến đệ trình đạo luật S-219 này của nghị-viên Canada gốc Việt:
·         Ngày Quốc Hận 30-04-1975 là  ngày “tang” chung, nhưng biến cố lịch sử đau thương này đã cho chúng ta động năng tạo lại niềm tin vào Ngày Hồi-Sinh của Dân-Tộc, và vì thế Ngày Quốc-Hận 30-04 là ngày thuộc toàn thể nhân dân Việt-Nam. Trong đó có:
-       những chiến sĩ  VNCH đã anh dũng tuẫn tiết cũng như đã hy sinh vì Tổ-Quốc,
-       những quân dân cán chính VNCH đã bị đọa đầy, tủi nhục trong các trại tù cải tạo,
-       những người Việt trên đường vượt biên đã bỏ mình trong rừng thiêng nước độc hay trên biển cả, đại dương,
-       những người Việt tị nạn hiện nay vẫn còn phải chấp nhận “cuộc sống mới” một cách tạm bợ trong những trại tạm trú ở vùng Đông-Nam-Á,
-       những nhà dân chủ từ Bắc chí Nam đã và đang bị ức bách trong các lao tù cộng sản chỉ vì “tội” yêu nước,
-       những người dân oan không thể đòi lại của cải đã bị chiếm đoạt một cách vô lý,
-       những cô gái Việt bị rao bán, sống tủi nhục tại những nước lân bang, 
-       triệu triệu dân lành hiện đang hằng ngày đối diện với nghèo đói, bất công, áp bức và bóc lột trong một xã hội hoàn toàn băng hoại về đạo đức, vãn hóa,

-       Và quan trọng nhất là Ngày Quốc Hận 30-04 minh xác cho chúng ta một hệ quả có thể sẽ đưa đến Hiểm Họa Mất Nước.   

·         Còn Ngày “The Journey to Freedom Day Act / S-219” tuy vậy cũng chỉ là ngày ra đi tị nạn của khoảng 120.000 thyền nhân Việt-Nam, đã được chính phủ Canada đón nhận, cho họ cơ hội xây dựng lại cuộc sống mới, nên nó hoàn toàn chỉ có tính cách lịch sử cá biệt, cục bộ tại quốc gia Canada.
Riêng cụm từ “The Journey to Freedom Day” ngược lại mang đến cho người ta cảm giác vui mừng, được cứu thoát sau một cuộc hành trình đã đến đích, một cuộc sống mới an-bình tự-do, cũng như hơn một triệu người Việt-Nam đã làm cuộc Hành Trình Đến Tự Do từ miền  Bắc sang miền Nam Việt Nam vào cuối năm 1954.
       
Nhìn quanh thế giới chúng ta đã thấy:
a-    Nước Đức với Bức Tường Ô-Nhục (cũng nói lên cái hận chia đôi đất nước của họ) nhưng sau 38 năm họ đã nhanh chóng chuyển biến cái nhục này thành niềm tự hào dân tộc.

Người Do-Thái xây lại “Klagemauer” (Bức Tường Than-Oán) trên móng tường còn lại của Đền-Thánh Jerusalem xưa đã ba lần bị phá hủy, lần thứ nhất do người Babylon vào năm 586 tr.CN, lần thứ hai vào năm 515 tr. CN do người Ba-Tư và lần thứ ba do người La-Mã vào năm 70 s. CN. Nay người Do-Thái vẫn đến đây cầu nguyện để mong có ngày xây lại Đền-Thánh của họ!

Trong lịch sử Việt-Nam có ghi lại hai cái hận, Hận Nam-Quan - đả kết thúc bng sự toàn thấng của cuộc cách mạng Lam-Sơn - và Hận Đồ-Bàn. Cá nhân tôi không muốn con cháu Việt-Tộc chúng ta sau này phải chiụ cảnh “Hận Đồ-Bàn”.

Nhắc lai những dữ kiện trên tôi muốn nói lên ý nghĩa, ngày Quốc-Hận 30-04-1975 không nên hiểu là ngày hận thù “quá khích” mà là ngày đau thương trong lich-sử và luôn hy-vọng một tương lai tươi sang hơn cho Dân-Tộc Việt, như hạt thóc gieo xuống đất mục-nát đi để cho mầm-sống được vươn lên.

b-    Qua những suy nghĩ trên tôi luôn bảo vệ cụm từ “Ngày Quốc-Hận 30-04”, vì ngày 30-04-1975 đã đến từ một chuỗi dài lịch sử vô nghĩa và rất có thể sẽ đưa đến thảm họa tồn-vong cho dân tộc, nếu con dân Việt vẫn còn hờ hững với trách nhiệm của mình.

Tôi không phản đối đạo luật S-219 / ”The Journey To Freedom Day Act” của Quốc-Hội Canada, vì QH Canada có hảo ý muốn lịch sử của họ ghi nhận một ngày ý nghĩa cho những công dân mới gốc Việt, khối người di dân có thành tích hội nhập rất tốt vào xã hội của họ. Nhưng tôi hoàn toàn phản đối QH Canada đã thay thế ngày Quốc-Hận 30-04, ngày đau thương của người Việt-Nam thành một ngày vui mừng “The Journey To Freedom Day”.

c-    Tôi cảm thấy ái ngại khi hình dung thấy ra cảnh những năm tới đây, tại Canada vào ngày 30 tháng tư trong cộng đồng quốc-gia người Canada gốc Việt có thể có hai tổ chức, hai nội dung:

Một nơi đau buồn Tưởng Niện Ngày Quốc-Hận 30 Tháng Tư, buồn vì vận nước Việt có thể nằm gọn trong tay Trung-Cộng.

Trong khi nơi khác lại “hân hoan” Kỷ Niệm Ngày Hành Trình Đến Tự-Do 30 Tháng Tư, vui mừng vì đã an cư lạc nghiệp trong một quốc gia văn minh tự do và nhân bản!
  
d-    Theo cái nhìn của tôi và có lẽ cũng của những người Việt đã sống ở hải ngoại trước năm 1975  thì đối với người Âu-Mỹ ngày 30-04-1975 chỉ là ngày kết thúc chiến tranh Việt-Nam, điều đó tốt cho ngưởi dân Việt vì không còn chết chóc, đổ nát và bom đạn nữa, thế thôi!?
Còn danh xưng “Ngày Quốc-Hận” hay “Ngày Hành Trình Đến Tự-Do” với họ không thành vấn đề cụm từ nào cũng được miễn sao sự giao thương kinh tế giữa Quốc gia của họ và Việt-Nam không gặp trở ngại là được.

e-    Còn riêng về phía tập đoàn cộng sản Việt-Nam, họ luôn mong muốn xoá bỏ quá khứ đầy tội ác của họ, muốn người Việt phải quên đi ngày Quốc-Hận 30-04-, và dĩ nhiên họ cũng không muốn ngày người Việt ồ ạt bỏ nước ra đi (Exodus) lại được gọi là Ngày hành trình đến Tư-Do.
Và Ngày Quốc-Hận 30-04 đổi thành “Ngày Hành Trình Đến Tư Do” (hoặc một tên khác nào đó) họ sẽ chấp nhận một cách dễ dàng hơn cụm từ “Ngày Quốc-Hận 30-04”.
Fazit:
Ngày Quốc-Hận 30-04 phải được duy trì ở mọi quốc gia có người Việt sinh sống như từ trước đến nay, để bảo toàn sự Thống-Nhất của cộng đồng Người Việt quốc-gia hải ngoại.
Và song song với ngày này nếu tại Canada có thêm “Ngày hành trình đến Tự-Do” nữa thì càng tốt:
Coi như Người Việt quốc-gia tại Canada đã bắn một phát cung, bay ra hai mũi tên chí tử.

Tôi xin chân thành cám ơn ACE đã kiên nhẫn đọc hết những giòng chữ này của tôi.

Thân mến
Đào Văn Bất

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen