Sonntag, 28. Juni 2015

8000 người tuần hành ở New York để ủng hộ 200 triệu người đã thoái Đảng CS

Bởi: Leo Timm, Epoch Times và Frank Fang, Epoch Times 21 Tháng Năm , 2015 Mục: Nhân Quyền Cho Trung Quốc Viết bình luận
Chia sẻ bài viết này

                               Zhang Yu (trái), Bian Hexiang (giữa) và Liu Fei tại cuộc diễu hành của phong trào Thoái Đảng ở Trung tâm thương mại Dag Hammarskjold ở Manhattan ngày 15 tháng 5, năm 2015 (Frank Fang/Epoch Times)  
Zhang Yu (trái), Bian Hexiang (giữa) và Liu Fei tại cuộc diễu hành của phong trào Thoái Đảng ở Trung tâm thương mại Dag Hammarskjold ở Manhattan ngày 15 tháng 5, năm 2015 (Frank Fang/Epoch Times)  
Tại New York, tập trung gần trụ sở Liên Hợp Quốc tại công viên Dag Hammarskjold, khoảng 8000 người đã có mặt trong một cuộc diễu hành nhằm ủng hộ cho Thoái Đảng (tuidang), một phong trào nỗ lực hướng đến kết thúc sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng trong những năm gần đây.
Cuộc biểu tình còn có những bài phát biểu của một luật sư nhân quyền Đài Loan, biên tập viên phụ trách điều hành của Đại Kỷ Nguyên phiên bản tiếng Anh, một nhà sản xuất phim độc lập, và người đứng đầu của một tổ chức nhân quyền Đức. Nhưng điểm nổi bật của cuộc biểu tình lại chính là khi có hai người đàn ông trẻ vừa di cư từ Trung Quốc bước lên bục và tuyên bố thoái Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Zhang Yu, 31 tuổi, từ trung tâm của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, nói rằng sau khi đến Mỹ: “ Tôi đã hiểu những gì tôi không hiểu được khi tôi còn ở Trung Quốc. Dần dần tôi trở thành một phần của một nhóm người cùng chia sẻ chung nhận thức [về việc Đảng Cộng sản là gì]. Nên hôm nay, tôi cùng với người em họ, chúng tôi long trọng tuyên bố thoái Đảng và các tổ chức liên quan ”.
Em họ của anh, 29 tuổi tên Liu Fei, nói rằng anh đã hiểu được tầm quan trọng của nhân quyền và sự tự do sau khi đến Mỹ.
“ Bây giờ, tôi rất xúc động vì tôi thấy rất hạnh phúc sau khi rời bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác. Vì tôi đã trải qua rất nhiều, nên tôi rất hạnh phúc đã thoái đảng”, anh Liu nói “ĐCSTQ chỉ biết đàn áp và bức hại chúng tôi”.

“Vì tôi đã trải qua rất nhiều, nên tôi rất hạnh phúc khi thoái đảng”

-Anh Liu Fei, vừa di cư từ Trung Quốc đại lục.
Họ tham gia cuộc biểu tình cùng với ông chủ, Bian Hexiang, chủ tịch của một nhóm nhà hoạt động ủng hộ dân chủ gọi là Liên minh Tự vệ. Ông Bian đã sống ở Mỹ được 15 năm và hỗ trợ phong trào Thoái Đảng kể từ khi nó ra đời.
Ông Bian nói “ Tôi chỉ thuê những người chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ (người Trung Quốc) đến Mỹ, vì họ đã thấy giá cả ở Trung Quốc liên tục tăng ra sao, và mức sống ở đó đang giảm đi nhanh chóng ra sao.”
Sau khi đến đây, họ có cơ hội để đọc một lượng lớn tin tức và thông tin bị cấm ở Trung Quốc. Đây là điều quan trọng nhất”, ông Bian tiếp tục. Ông đặc biệt thúc giục Liu và Zhang đọc báo Đại Kỷ Nguyên và xem  truyền hình Tân Đường Nhân.
Phong trào Thoái Đảng bắt đầu vào năm 2004, một thời gian ngắn sau khi tờ Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Trung xuất bản “ Cửu Bình”, một loạt bài bình luận cung cấp lịch sử chân thực về Đảng Cộng sản Trung Quốc, miêu tả nó đã dùng bạo lực và dối trá như thế nào để cai trị.
Từng người Trung Quốc bắt đầu liên lạc với tờ báo và nói rằng họ muốn ra khỏi Đảng. Kể từ đó, hơn 200 triệu người Trung Quốc đã tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản và các tổ chức liên quan.
Mặc dù ĐCSTQ chỉ có khoảng 80 triệu thành viên, hàng trăm triệu người đã tham gia các tổ chức thanh thiếu niên của Đảng ở trường tiểu học và trung học,  đó là Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên Cộng sản. Tất cả những người tham gia ba tổ chức này tuyên thệ lời thề đặt niềm tin vào Đảng. Bằng cách từ bỏ làm thành viên của những tổ chức này, họ hủy bỏ lời tuyên thệ của mình.
Một trong những người tham gia trong các cuộc biểu tình ngày 15 tháng 5 là Ben Zhao, một thanh niên từ miền đông bắc Trung Quốc hiện đang học kế toán tại trường đại học ở Ontario, Canada, người đã từng là một thành viên của tổ chức thanh niên của Đảng.
Anh Ben nói “ Tôi đã thoái đảng ở trường cấp 3, khi tôi 16 tuổi”.
Cho dù là Đại Cách mạng Văn hóa hay những phong trào khác, Đảng Cộng sản đã giết nhiều người”, anh Zhao nói với tờ Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh ; “ Từ góc độ lịch sử,  giống như Đức quốc xã, những người phạm tội giết người hàng loạt sẽ bị trừng phạt. Tôi cần phải thoái Đảng, vì vậy tôi sẽ không  phải chịu trừng phạt cùng nó”.
Anh Zhao tập Pháp Luân Công, một môn thực hành tâm linh của Trung Quốc bị chính quyền bắt đầu bức hại vào năm 1999. Tại Trung Quốc, phong tráo thoái Đảng Cộng sản được thúc đẩy bởi những nỗ lực cá nhân của hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công. Sẵn sàng mạo hiểm bị bắt giữ và tra tấn, họ đã lan truyền thông tin về Thoái Đảng và đã hỗ trợ cho những người muốn từ bỏ mối quan hệ của họ với Đảng.
Cuộc biểu tình là một trong số những sự kiện được tổ chức tuần qua tại New York để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, đó là ngày mà Pháp Luân Công lần đầu tiên được công khai truyền dạy tại Trung Quốc vào năm 1992.
Dù rằng Phong trào Thoái Đảng đã diễn ra rất mãnh liệt ngay từ khi ra đời, trong năm quá, nó đã tăng vọt, được thể hiện tại đồ thị dưới đây. Vào đầu năm 2014, tốc độ thoái đảng là hơn 2 triệu người được ghi nhận lại mỗi tháng. Kể từ đó tốc độ thoái đảng tăng lên nhanh chóng. Bây giờ nó đạt mức 3,5 triệu người mỗi tháng.
tiudang_chart_web_small1-480x312
Anh Zhao nói “Các học viên Pháp Luân Công tuân theo các nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn; họ là một nhóm người tốt. Họ không hề tham gia vào chính trị, và họ không làm gì sai cả. Nhưng Đảng Cộng sản đàn áp những người này, và nhiều người đã bị sát hại.”
Chúng tôi là một nhóm người phải nói điều chân thật, làm việc một cách đường đường chính chính, và đối xử tối với mọi người. Nhưng chúng tôi phải chịu đựng sự bất công này. Chúng tôi là một nhóm người rất tốt. Chúng tôi muốn nói với [người phươngTây rằng] ở Trung Quốc hiện nay, một điều rất khủng khiếp vẫn đang xảy ra. ”
Phong trào Thoái Đảng đang kêu gọi người dân Trung Quốc tiến tới tự do.

“Người dân ở New York… có thể cảm nhận qua cuộc diễu hành rằng người Trung Quốc đang thức tỉnh ra sao.

– Frank Wu, một học viên Pháp Luân Công từ Hà Lan.
Frank Wu sống ở Hà Lan và đã tập luyện Pháp Luân Công từ năm 1996. Ông đã nhìn thấy một “tia hy vọng” cho người dân Trung Quốc khi Phong trào Tuidang bắt đầu năm 2004.
Thoái Đảng là phong trào hòa bình, lý trí và bất bạo động. Nó có thể mang hy vọng tới người dân Trung Quốc. Chúng ta sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước cái Đảng tà ác này và để chúng thực hiện những điều mà chúng tham muốn”, anh Wu nói “Mọi người ở New York, một đô thị quốc tế, cũng như những người Trung Quốc sống ở đây, có thể cảm nhận qua cuộc diễu hành rằng người Trung Quốc đang thức tỉnh ra sao.”
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen