Freitag, 28. November 2014

Ủy viên Bộ chính trị hãy công khai tài sản

clip_image002
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước, cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.
clip_image002
Nhân vụ việc Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam bị tuyên bố vi phạm, mắc khuyết điểm về “chính sách nhà, đất” khi “sở hữu quá nhiều ”bất động sản có giá trị”, một nhà quan sát trong nước kêu gọi các lãnh đạo cao cấp trong Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội ”công khai tài sản” ra toàn dân.
Trao đổi với BBC hôm 22/11/2014 từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói:
“Tôi hy vọng sau vụ ông Truyền thì có thể Đảng và Nhà nước sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và đặc biệt trên Facebook, trên Internet, người ta sẽ có dịp đưa hình ảnh những người có tài sản lớn lên. Cái đó cũng là việc đấu tranh chống tham nhũng và góp phần xây dựng nhà nước này trong sạch, vững mạnh. Cái đó là điều tốt”.
Trước câu hỏi vì sao đợt này chỉ có một mình ông Trần Văn Truyền bị đưa khuyết điểm, sai phạm ra công bố, mà không phải là những quan chức lãnh đạo, cấp cao nào khác nữa, ông Thuận nói:
“Trước nhất là ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu rồi, mạng lưới quyền lực suy giảm rồi cho nên ông bị đưa ra, còn những người đương đầy quyền lực thì việc đưa ra cũng không dễ. Hay nói một cách thẳng thắn là không ai đưa ra chọc với những người đang ‘cầm gươm, cầm súng’, cho nên chưa biết có đưa ra được không, họ lại bắn trước, họ lại chém trước”.
Hãy công khai, làm gương
Theo Luật sư Thuận, đã tới lúc các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong các cơ quan quyền lực đứng đầu của Đảng và Nhà nước tỏ ra “gương mẫu”, ông nói:
“Cho nên vấn đề quan trọng là bây giờ phải công khai tài sản của mấy ông ấy lên, mà trước hết là mấy ông lớn, các vị trong Bộ Chính trị, các vị trong Chính phủ là phải công khai trước. Rồi tiếp tục là các đồng chí Thường vụ Quốc hội là công khai hết đi, công khai in một cái đặc san trong đó. Đặc san có thể bán vài triệu bạc người ta cũng mua. Và yêu cầu nhân dân giám sát mà theo Hiến pháp mới là bây giờ Đảng phải theo sự giám sát của nhân dân”.
Theo Luật sư Thuận, việc giám sát này tập trung trọng tâm chính vào “tài sản, đạo đức và chủ trương”. Ông nói: “Giám sát là tài sản là chính, giám sát đạo đức, rồi giám sát chủ trương làm việc – chủ trương có sai, đúng hay không, những việc ông ban hành có sai, đúng, gây thiệt hại hay không…”
“Từ việc ông Truyền, nên chăng, muốn lấy lòng tin của nhân dân một cách rõ ràng thì công khai tài sản đăng trên báo hết, tất cả các ông lãnh đạo cấp cao, rồi lần lần xuống các địa phương, làm gương trước, cũng như Nghị quyết Trung ương IV là phải kiểm điểm từ trên kiểm điểm xuống”, cựu quan chức Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với BBC.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen