Sonntag, 27. Juli 2014

Obama Lo Ngại Cho Sự Sụp Đổ Của Trung Quốc (Bản Dịch)

As China Flexes Muscle, Obama Frets Over Rival’s Weakness
  China's President Xi speaks during his meeting with U.S. President Obama, on the sidelines of a nuclear security summit, in The Hague
Khi Trung Quốc khoe cơ bắp, Obama lại lo lắng về những điểm yếu của đối thủ.
David J. Lynch ngày 29 tháng 6 2014
Người dịch: Kevin Bùi
Trung Quốc đang bám đuôi máy bay chiến đấu Nhật Bản, chơi trò mèo vờn chuột với tàu Việt Nam và kiểm nghiệm độ cứng rắn của Mỹ. Tuy nhiên, không phải sức mạnh của Trung Quốc khiến Tổng
thống Barack Obama lo lắng nhất,mà là sự mong manh của nó.
Khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 24 năm qua,những căng thẳng nội tại của nước này ngày càng thu hút sự chú ý. Trong khi người Mỹ bối rối với triển vọng bị che khuất
bởi một siêu cường mới, tổng thống của họ lại lo lắng về sự bất ổn của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
“Chúng ta hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”, Obama nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây NPR. ” Sẽ là một vấn đề an ninh quốc gia lớn cho chúng ta nếu Trung Quốc bắt đầu đổ vỡ.”
Trị bệnh nền kinh tế Trung Quốc
Mặc dù không ai hy vọng điều đó xảy ra trong thời gian tới – nếu có – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt với một loạt các ngòi nổ tiềm tàng cho tình trạng bất ổn. Sau hơn ba thập kỷ tăng
trưởng, nâng mức thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 17 lần so với năm 1978, những thay đổi chóng mặt đã ngày càng trở nên trầm trọng.
“Trung Quốc đang trải qua những biến đổi vô cùng to lớn, cần thiết cho xã hội hiện đại, nhưng tất cả những biến đổi đó, đồng thời cũng gây ra bất ổn xã hội”, Kenneth Lieberthal, người xử lý vấn đề châu
Trả giá cao
Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ sự phát triển của Trung Quốc. Trung Quốc là chủ sở hữu lớn nhất của khoản nợ của Mỹ với $ 1.3 nghìn tỷ trái phiếu kho bạc và tổng giao dịch thương mại Trung-Mỹ năm ngoái
đứng đầu với 562 tỉ USD, tăng 38% so với 5 năm trước. Trong một kịch bản cực đoan, khủng hoảng lớn có thể châm ngòi cho dòng người tị nạn lớn hoặc thậm chí gây ra ảnh hưởng nguy hiểm tới sự kiểm
soát 250 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc (ước tính), Lieberthal, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings nói.
“Đó không phải là một tương lai mà bạn muốn đón nhận”, ông nói.
Hầu hết các nhà phân tích không dự đoán Trung Quốc phải đối mặt với một tình huống như vậy. Quyền lực và sự thịnh vượng của đất nước dường như mở rộng từng ngày và đang ở đỉnh cao mà nó từng
thấy 2 thế kỷ trước đây.
Dù sao đi nữa, nhận thức về những điểm yếu của Trung Quốc cũng giúp định hình chính sách của Mỹ, Ely Ratner, cựu sĩ quan chính trị về Trung Quốc của Bộ Ngoại giao, cho biết. Mỹ hợp tác với Trung
Quốc về phát triển năng lượng sạch, trang bị cho kẻ- đôi khi là đối thủ- nhằm thỏa mãn tiêu dùng nội địa của Trung Quốc. Và trong khi chọc tức các nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng cách nói về nhân
quyền, Mỹ tránh việc ủng hộ những gì thách thức trực tiếp sự cai trị của Đảng Cộng Sản.
“Mỹ rất mong muốn hỗ trợ sự ổn định của Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế,” Ratner, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho biết. “Chúng tôi không tham gia vào một số hoạt
động làm suy yếu sự ổn định kinh tế và chính trị của họ, một phần vì chúng không phản ánh các lợi ích của chúng tôi.”
Hội nghị Mỹ-Trung
Tầm vóc của sự hợp tác trong mối quan hệ sẽ được thể hiện vào ngày 09-10 tháng 7 trong cuộc họp Chiến lược và Đối thoại Kinh tế tiếp theo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew; Ngoại trưởng John
Kerry và Phó Thủ tướng Trung Quốc Wang Yang và Ủy Dương Khiết Trì sẽ là đồng chủ tịch.
Trong lúc các quan chức Mỹ đến Bắc Kinh tham gia các cuộc đàm phán, thì lực lượng lao động được giải phóng bởi quá trình hiện đại hóa lộn xộn của Trung Quốc đang trưng ra những thách thức mới.
Hơn 1 triệu người mỗi tháng đang khăn gói từ các nông trại ra thành phố, để lại đằng sau tất cả mọi thứ họ từng biết cho một tương lai không chắc chắn.
Kể từ năm 2004, đô thị của Trung Quốc đã tăng thêm 200 triệu người, bằng dân số của Brazil, và chính phủ có kế hoạch dịch chuyển nhiều người hơn nữa đến các thành phố. Đến năm 2030, Trung Quốc
sẽ có 1 tỷ thị dân, tăng từ 731 triệu hiện nay, theo Ngân hàng Thế giới.
Mặc cả ngầm
Trong khi sự chuyển dịch từ nông thôn ra đô thị nói chung làm tăng thu nhập, nó cũng gây thêm sự bất ổn xã hội và cách biệt, Lieberthal nói.
Kể từ cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã duy trì sự ổn định xã hội bằng một hỗn hợp giữa tăng trưởng kinh tế và cơ chế độc tài. Nền tảng của trật tự công cộng là một 
sự mặc cả ngầm: Đảng Cộng sản giữ độc quyền về quyền lực để đổi lấy việc cung cấp đời sống cao hơn hẳn từ trước tới giờ.
Sự mặc cả này bây giờ đang phải chịu áp lực. Thiệt hại về môi trường – ô nhiễm không khí tới mức một cố vấn chính phủ trong năm nay thừa nhận “không chịu nổi”, cùng với tình trạng thiếu nước – là cú
đấm móc vào quan điểm cho rằng cuộc sống đang được cải thiện. Ở thành phố phía đông Zhongtai, 60 người đã bị bắt giữ hồi tháng trước sau khi cuộc biểu tình chống lại một lò đốt chất thải dự kiến xây
dựng, biến thành bạo lực khi các xe hơi cả của cảnh sát lẫn tư nhân bị lật nhào, theo tờ “Nhân Dân nhật báo”.
Chính phủ đang tham gia vào một quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế mới, đòi hỏi việc giảm ga để tăng trưởng chậm hơn, bền vững hơn so với tốc độ phát triển trung bình 10% mỗi năm từ năm
2005 đến năm 2011.
Tăng trưởng chậm
“Phần lớn sự ổn định ở Trung Quốc phụ thuộc vào tăng trưởng, do vậy nền tảng hợp pháp của Đảng Cộng sản là khá hẹp,” Yasheng Huang, người sáng lập của phòng thí nghiệmTrung Quốc tại Viện Công
nghệ Massachusetts cho biết. “Khả năng bất ổn gia tăng là rất đáng kể khi tăng trưởng chậm lại.”
Trong quý đầu tiên, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống còn 7,4% và trên quĩ đạo đi xuống còn 5% vào năm 2026, theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Hội đồng Nhà nước và Ngân hàng Thế
giới. Điều này đến sau sự phát triển kéo dài ba thập kỷ qua, đã làm một số nhóm được hưởng lợi nhiều hơn số còn lại: khoảng cách giàu nghèo của Trung Quốc rộng hơn so với Mỹ, theo một nghiên cứu
gần đây của trường Đại học Michigan.
Cải cách kinh tế hướng tới việc trao cho lực lượng thị trường vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực sẽ dẫn tới sự thua thiệt của các cá nhân và tổ chức đang hưởng lợi từ hệ thống hiện tại. Việc
cho phép giá lao động, vốn và năng lượng tăng có thể “thách thức sự cam kết của các nhà lãnh đạo hàng đầu cho quá trình cải cách,” nhà kinh tế học Barry Naughton, một chuyên gia Trung Quốc tại Đại
học California, San Diego, đã viết.
Sự phụ thuộc tín dụng
Nhiệm vụ này trở nên phức tạp bởi sự cần thiết phải cai sữa nền kinh tế khỏi phụ thuộc vào tín dụng. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nợ của Trung Quốc đã tăng lên 245% tổng sản phẩm
quốc nội, theo một báo cáo ngày12 tháng 6 của Ngân hàng Standard Chartered.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có những lo lắng của riêng mình. Tập đã tung ra chiến dịch chống tham nhũng nhằm vào các quan chức cấp cao trong Đảng và quân đội trong một nỗ lực chấn chỉnh lớn
nhất từng thấy trong lịch sử Đảng.
Nạn nhân mới nhất của cuộc thanh trừng tham nhũng là Liu Tienan, cựu phó giám đốc của Bộ Kế hoạch kinh tế, người mà các công tố viên cho biết sẽ bị truy tố về tội nhận hối lộ. Liu, 59 tuổi, đã nhận
những khoản “vô cùng lớn”, theo các công tố viên.
Tuy nhiên, Đảng đã xoay xở để cầm cương tốt cả một đất nước 1,3 tỷ người trong hành trình từ bị tước đoạt, nghèo khó tới thịnh vượng. Martin Whyte, một nhà xã hội học Đại học Harvard, so sánh số
liệu khảo sát về thái độ của Trung Quốc trong năm 2009 và năm 2004 và không tìm thấy bằng chứng nào về những gì ông gọi là quan điểm “núi lửa xã hội”.
Gạt bỏ Mỹ
“Sự bất bình đẳng ngày càng được chấp nhận trong đại chúng, mặc dù khoảng cách thu nhập của Trung Quốc tiếp tục gia tăng,” ông kết luận.
Sự giàu có của Trung Quốc đã tạo ra một vị thế quân sự hùng mạnh và hình ảnh quyết đoán hơn trong khu vực. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã bám đuổi máy bay giám sát của Nhật Bản quanh các đảo
tranh chấp ở biển Hoa Đông trong khi tàu hải quân Trung Quốc xô đẩy tàu Việt Nam trong vùng biển mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Đầu tháng này, Trung Quốc can đảm tự thổi bong bóng tại một cuộc họp an ninh khu vực ở Singapore. Thiếu tướng Zhu Chenghu, một giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cảnh báo đồng minh của
Mỹ ở châu Á đừng trông đợi vào sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực, so sánh phản ứng của Mỹ ở cuộc khủng hoảng Ukraina với “rối loạn chức năng cương dương.”
Nghi ngờ nhẹ nhàng
Thay vì chỉ ra mối quan tâm thực sự về sự ổn định của Trung Quốc, những lời bình luận của Obama có thể phản ánh một nỗ lực nhằm làm dịu sự nghi ngờ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc về quyết định
của tổng thống chú ý đến châu Á nhiều hơn, theo Andrew Nathan, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Columbia ở New York.
Lãnh đạo Trung Quốc xem cái gọi là “tái cân bằng” của Obama như một dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn ngăn chặn sự trỗi dậy của một đối thủ siêu cường. Bằng việc nhấn mạnh những gì Mỹ có được khi
Trung Quốc duy trì sự thống nhất, thịnh vượng, ông Obama đang cố gắng để giảm bớt những lo lắng nói trên.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức được sự dễ tổn thương của đất nước này. Mặc dù chính phủ đã ngưng báo cáo thống kê chính thức về các cuộc biểu tình vào năm 2005, rõ ràng là các vụ gây rối
trật tự xảy ra hàng ngày. Sun Liping, một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa, ước đoán đã có 180 ngàn cuộc biểu tình, đình công, bạo động và các “sự cố hàng loạt” khác trong năm 2010, gấp đôi so với năm
2006.
“Họ phải đối mặt với một số thách thức trật tự xã hội rất nghiêm trọng”, theo Murray Scot Tanner, nhà nghiên cứu cao cấp trong Phòng nghiên cứu Trung Quốc thuộc CNA Corp, một tập đoàn nghiên cứu
ở Arlington, Virginia cho biết. “Và một số trong những điều đó đang trở nên tồi tệ hơn”
By David J. Lynch  WSJ, Jun 29, 2014
China is tailgating Japanese warplanes, playing chicken with Vietnamese ships and questioning America’s toughness. Yet it isn’t Chinese strength that most worries President Barack Obama, it’s
Chinese fragility.
As China’s economy grows at its slowest pace in 24 years, the country’s domestic strains are drawing increased attention. While Americans stew over the prospect of being eclipsed by a new
superpower, their president frets about instability in the world’s second-largest economy.
“We welcome China’s peaceful rise,” Obama said in a recent NPR interview. “In many ways, it would be a bigger national security problem for us if China started falling apart at the seams.”
Though no one expects that to happen any time soon — if ever — Chinese President Xi Jinping confronts an array of potential triggers for unrest. After more than three decades of growth that has raised
per capita income to more than 17 times its 1978 level, China’s breakneck change is only intensifying.
“China is undertaking massive transformations that are necessary for modern society, but in every case are socially destabilizing,” said Kenneth Lieberthal, who handled Asian affairs in President Bill
Clinton’s White House. “And they’re doing every one of them at a pace, scope and scale no country has ever tried before.”
High Stakes
The U.S. has a great deal riding on the outcome. China is the single largest market.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen