Donnerstag, 31. Juli 2014

Chuyên Gia LHQ: VN chưa có tự do tôn giáo




Tự Do Tôn Giáo
Đàn áp tôn giáo vẫn trầm trọng ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 31 tháng 7, 2014
Cuột thị sát Việt Nam của Báo Cáo Viên Đặc Biệt Của Liên Hiệp Quốc (UN Speccal Rapporteur) Về Tự Do Tôn Giáo Hay Tín Ngưỡng, Ông Heiner Bielefeldt, thuận lợi cho công cuộc vận động cho nhân quyền ở Việt Nam mà Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ đang thực hiện.

Đó là nhận định của Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS và Phát Ngôn Nhân của Liên Minh kể trên.
“Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố trung thực và thẳng thắn của Ông Bielefeldt.”
Tại buổi họp báo diễn ra trưa nay ở Hà Nội, Ông Bielefeldt nhận xét:
“Trong tình hình hiện nay, khả năng để [các cộng động tôn giáo] hoạt động như các cộng đồng độc lập là cực kỳ không an toàn và rất hạn chế; điều này rõ ràng là một vi phạm đối với Điều 18 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.”
Ông cũng cho biết là đã đình chỉ việc thị sát trong 3 ngày cuối của chuyến đi vì chính quyền Việt Nam đã theo dõi, hăm doạ và sách nhiễu nhiều nhân chứng.   

Ông Heiner Bielefeldt cùng phái đoàn LHQ viếng thăm các tín đồ Cao Đài ở Vĩnh Long, ngày 27/07/2014 (ảnh của một tín đồ Cao Đài)



Cuối năm ngoái, ngay trước cuộc bỏ phiếu đơn ứng cử của Việt Nam vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Hà Nội đã chính thức gửi thư mời Ông Bielefeldt đến thị sát Việt Nam.
Theo quy ước của LHQ, khi một quốc gia mời Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ thị sát thì phải cam kết rằng không bất kỳ ai liên lạc với vị Báo Cáo Viên Đặc Biệt bị ngăn cản, đe doạ, sách nhiễu hay trừng phạt hay bị truy tố. Tuy nhiên phía Việt Nam đã vi phạm trầm trọng cam kết này.
“Dự định đi thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián đoạn từ ngày 28 đến 30 tháng 7. Tôi nhận được những thông tin đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo dõi hoặc chất vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi những cán bộ an ninh hoặc công an mà chúng tôi không được thông báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng.”
Thậm chí, theo nguồn tin riêng của Mạch Sống, ít ra hai lần nhân viên của nhà nước Việt Nam bị bắt quả tang thu âm lén buổi nói chuyện của Ông Bielefeldt với các nhân chứng.
Tình trạng công an huy động lực lượng áp đảo để trấn áp một số nhân chứng vào chiều này 27 tháng 7 đã làm cho vị Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ quyết định huỷ tất cả các buổi họp sau đó.   
“Điều này làm cho nhiều nhân chứng thất vọng vì họ đã chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc với Ông Báo Cáo Viên Đặc Biệt Của LHQ”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, cho biết.
Tuy nhiên, theo Ts. Thắng, trong nhiều trường hợp tuy không đến tận nơi Ông Bielefeldt vẫn nắm được tình hình địa phương qua các bản báo cáo đã nộp trước và qua các tiếp xúc diễn ra trước và ở ngoài địa phương.
Để đóng góp cho chuyến thị sát của Ông Bielefeldt, đầu năm nay BPSOS đã cùng với tổ chức VETO! ở Đức và một tổ chức ở Anh Quốc huấn luyện cho nhân sự thuộc các cộng đồng tôn giáo khác nhau về thủ tục, thể thức và tiêu chuẩn báo cáo các vi phạm tự do tôn giáo với LHQ. Tổng cộng khoảng 60 người được huấn luyện, phần lớn ở Việt Nam nhưng cũng có một số ở Thái Lan và một số ở Hoa Kỳ, Canada và Đức.
Sau đó, Ban Nghiên Cứu và Dịch Thuật gồm 9 người tình nguyện đã ráo riết biên soạn các bản báo cáo dựa trên dữ kiện cung cấp bởi các nạn nhân và nhân chứng ở Việt Nam. Trong vòng 3 tháng, tổng cộng khoảng 30 bản báo cáo đã được hoàn tất và nộp cho Ông Bielefeldt.
Các bản báo cáo này đang lần lượt được tải lên trang Democratic Voice of Vietnam (Tiếng Nói Dân Chủ Của Việt Nam), một trang blog do BPSOS thực hiện từ 2 năm qua:  http://dvov.org/religious-freedom/.
Ts. Thắng nhận định rằng các kết quả sơ khởi ghi trong bản tuyên bố báo chí của Ông Bielefeldt rất phù hợp với chủ điểm của cuộc tổng vận động do Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ thực hiện.
Trong chương trình của hai ngày tổng vận động vừa qua, phái đoàn gồm các lãnh đạo và đại diện tôn giáo Mỹ-Việt đã họp với Bộ Ngoại Giao ngày 16 tháng 7. Phái đoàn đã nêu lên nhiều điểm tương tự với Ông Bielefeldt, và đưa ra 5 khuyến nghị cho Hành Pháp Hoa Kỳ:
(1)    Việt Nam phải ngưng việc đòi hỏi các sinh hoạt tôn giáo không chính thức cũng phải được đăng ký và chấp thuận trước, bằng cách xoá bỏ hay tu chính một cách căn bản Nghị Định 92.
(2)    Chính phủ Hoa Kỳ cần đưa cho chính quyền Việt Nam một danh sách gồm các tổ chức tôn giáo đã nộp đơn đăng ký nhưng bị từ chối và dùng đó làm thước đo sự tiến bộ về tự do tôn giáo.
(3)    Chính phủ Hoa Kỳ không nên đặt năng thông tin do Việt Nam cung cấp hàng năm về số tổ chức tôn giáo được đăng ký mà thay vào đó nên xem xét Việt Nam có trả tự do cho tất cả các lãnh đạo và nhà hoạt động tôn giáo đang bị tù và có chấm dứt mọi hình thức kiểm soát các tổ chức và sinh hoạt tôn giáo hay không.
(4)    Đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC và giữ Việt Nam trong đó cho đến khi nào có sự cải thiện như trên.
(5)    Đòi hỏi rằng Việt Nam phải thực sự tôn trọng tự do tôn giáo nhưđiều kiện tiên quyết để được hưởng các quyền lợi kinh tế và những quyền lợi khác từ Hoa Kỳ, kể cả Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Văn thư của 33 vị dân biểu Hoa Kỳ gửi cho Tổng Thống Obama ngày 29 tháng 7 cũng đòi hỏi Việt Nam phải xoá bỏ Nghị Định 92 và trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
Trả lời báo chí về tuyên bố của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng có sự hiểu lầm.
***
Tuyên Bố Báo Chí của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ Về Tự Do Tôn Giáo Hay Tín Ngưỡng:
Bài liên quan:
DB HK: không nhân quyền, không TPP

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen