Sonntag, 29. Juni 2014

Thông cáo báo chí: Đỗ Thị Minh Hạnh - Thành viên Lao Động Việt ra tù

Thông cáo báo chí của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam buộc phải trả tự do cho thành viên Lao Động Việt Đỗ Thị Minh Hạnh

Lao Động Việt - Ngày hôm nay, 28 tháng 6 năm 2014, sau hơn 4 năm 4 tháng bị cầm tù trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, Đỗ Thị Minh Hạnh, một trong những người sáng lập "Phong Trào Lao Động Việt“, thành viên Lao Động Việt đã được về tới nhà sau khi được trả tự do từ trại tù ở miền Bắc.

Đây là kết quả của cuộc tranh đấu kiên quyết, không ngừng của rất nhiều tổ chức, cá nhân có uy tín quốc tế; của rất nhiều tổ chức, cá nhân trong cộng đồng người Việt trong nước và hải ngoại, ngay sau khi Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt và bị kết án tù cùng hai người bạn là Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

Lao Động Việt xin chân thành cảm ơn quý vị đã đồng hành, chia sẻ những khó khăn với LĐV trong thời gian qua và xin quý vị tiếp tục hỗ trợ các nhóm thành viên trong liên minh Lao Động Việt tranh đấu cho Chương, Hùng, cùng các tù nhân lương tâm khác và cho quyền nghiệp đoàn của người Việt tại Việt Nam.
Danh sách rất dài, không thể liệt kê đầy đủ, LĐV chỉ xin nêu những tổ chức, cá nhân và những hoạt động điển hình trong nỗ lực tranh đấu cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng trong hơn 4 năm qua.

NĂM 2010

Chỉ vài ngày sau khi Chương-Hùng-Hạnh bị bắt, các ông Tony Sheldon, Paul Howes, và Barry Tubner đã huy động các nghiệp đoàn của họ ở Úc (vận tải TWU, xưởng máy AWU, may mặc TCFUA) cũng như vận động với các liên đoàn thế giới ITF, IMF, v.v...  Từ đó đến nay, họ tiếp tục giúp đỡ các nhóm thành viên trong Lao Động Việt để tranh đấu cho Chương-Hùng-Hạnh. Họ cũng hỗ trợ LĐV để một số công nhân VN tại Mã Lai thành lập được một số nghiệp đoàn hoặc gia nhập nghiệp đoàn của Mã Lai – đó cũng là ý muốn của Hạnh khi cô đến Mã Lai năm 2009.

Ông Joe De Bruyn, TTK, huy động nghiệp đoàn SDA ở Úc của ông, vận động với liên đoàn thế giới ngành bán lẻ UNI, và lên tiếng với Ngoại Trưởng Úc.

Đức Tổng Giám Mục George Pell ở Sydney lên tiếng với ngoại trưởng Úc sau khi ngài được thông báo bởi ông Paul Howes và ông Andrew Casey, viên chức AWU.

Nhóm LabourStart tung ra chiến dịch online năm 2010, và trong đại hội ở Sydney của họ năm 2012 cũng nhắc lại trường hợp Chương-Hùng-Hạnh.

Hưởng ứng chiến dịch online của LabourStart, 4.189 người ký tên trong thư chung, và 2.533 người ghi danh trên Facebook Cause của LS. Họ là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn khắp thế giới (New Zealand, Do Thái, Hong Kong, v.v.).

Human Rights Watch và Amnesty International, các tổ chức này lên tiếng nhiều lần bằng thông cáo, bản tường trình, hoặc khi vận động với QH các nước.

Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc chính thức ra Nghị Quyết, vận động với chính quyền Úc, với ITUC, hỗ trợ chiến dịch của LabourStart, và muốn gởi phái đoàn ACTU đến VN để thăm 3 gia đình, nhưng Hà Nội không cấp chiếu khán.

Chính quyền Úc bắt đầu lên tiếng với Hà Nội. Năm 2013, sau khi đích thân lên tiếng trong cuộc họp riêng với CSVN, Ngoại Trưởng Bob Carr viết tweet trên Twitter để lên tiếng trên công luận, việc này rất hiếm khi xảy ra.

NĂM 2011

Liên đoàn thế giới ngành vận tải (ITF), ngành xưởng máy (IMF), và tổng liên đoàn thế giới ITUC (Intenational Trade Union Confederation) lên tiếng, qua các bản báo 2010 và 2011 của ITUC, qua thư gởi Hà Nội, hoặc trong các bản tin nội bộ.

Nghiệp đoàn xưởng máy của Nhật, IMF-JC, một thành viên của liên nghiệp đoàn IMF, gởi viên chức Shinya Iwai đến VN thăm 3 gia đình. Sau khi về Nhật, ông báo cáo trong tờ báo nội bộ của IMF-JC.
NĂM 2012

Tuần lễ từ 17 đến 24 tháng Sáu 2012, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt họp Đại Hội lần thứ ba ở Mỹ.  Trong thời gian Ủy Ban có mặt ở Washington (19 đến 24/6), Ủy Ban đã đi vận động ráo riết cho Chương-Hùng-Hạnh, như gặp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Human Rights Watch, Amnesty International U.S.A., và nhất là tổ chức Freedom Now.  Các luật sư thiện nguyện của Freedom Now sau đó đã nộp hồ sơ lên WGAD (Working Group on Arbitrary Detention – Nhóm Đặc Trách về Giam Vô Cớ của LHQ) về trường hợp của Chương-Hùng-Hạnh, FN cũng ráo riết vận động với Quốc Hội và hành pháp Hoa Kỳ.

Khối 1706 và đài Việt Nam Sydney Radio cấp tốc tổ chức cuộc biểu tình ngay khi biết tin phái đoàn CSVN đến xin ACTU viện trợ, trưng hình của 3 người này, và qua đó đã thông tin cho nhiều viên chức nghiệp đoàn ở Sydney về Chương-Hùng-Hạnh.

NĂM 2013

Dân Biểu Chris Hayes ở Úc lên tiếng, và từ đó đến nay không ngừng nghỉ.

Trả lời đơn của Freedom Now, đầu năm 2013 WGAD ra bản Tuyên Bố bác bỏ lời bào chữa của Hà Nội, đòi trả tự do vô điều kiện, và đòi bồi thường cho Hùng-Hạnh-Chương.

Chủ Tịch Thượng viện Borusiewic của  Cộng Hòa Ba Lan đòi trả tự do cho Hùng Hạnh Chương khi một phái đoàn  CSVN do Chủ Tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến viếng thăm.

NĂM 2014

1 số DB Mỹ – Frank Wolf, James McGovern, Michael Honda, Randall Hultgren, Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Christopher Smith, Sheila Jackson Lee, Chris Van Hollen, Alan Lowenthal, George Miller – ký thư chung.  Bản tin của Freedom Now nói 11 DB đã nêu đích danh Chương-Hùng-Hạnh, đòi CSVN trả tự do cho họ.

BPSOS vận động với lập pháp và hành pháp Mỹ, tạo ra nhiều kết quả, trong đó có DB Chris Van Hollen đã đỡ đầu cho Hạnh sau khi nghe bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh, điều trần về tình trạng của Chương-Hùng-Hạnh.

Tháng 4- 2014, tổ chức VETO tại Cộng Hòa Liên Bang Ðức ðã cùng bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh, vận động tại QH Đức. Nữ dân biểu Sabine Bätzing-Lichtenthäler nhận đỡ đầu cho Hạnh.

Cuối tháng 5 năm 2014 , 153 dân biểu Mỹ đồng ký tên vào lá thư gởi cho đại diện thương mại Hoa Kỳ yêu cầu lên tiếng đòi trả tự do cho nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi này.

Khối 8406 ở Úc đã tổ chức chuyến đi vòng quanh nước Úc cho bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Hạnh. Hàng ngàn đồng hương đã tham dự và hỗ trợ.

Dân Biểu Luke Donnellan cùng 6 DB khác thuộc Nghị Viện Victoria của Úc viết thư chung đến Hà Nội đòi thả Đỗ Thị Minh Hạnh.

VP Melbourne của  n Xá Quốc Tế cho hay rằng VP trung ương tại Luân Đôn đang chuẩn bị để tung ra chiến dịch tranh đấu cho Hùng - Hạnh - Chương.

Một lần nữa, Lao Động Việt cám ơn tất cả những hội đoàn, các cơ quan truyền thông, các cá nhân đã âm thầm vận động và giúp đỡ cho Hạnh về tinh thần cũng như vật chất.


Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, web: laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Công Đoàn Độc Lập, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen