Sonntag, 23. März 2014

PUTIN HÀNH VI BỘI TÍN ĐỐI VỚI UKRAINE


PUTIN HÀNH VI BỘI TÍN ĐỐI VỚI UKRAINE
tka23 post
    Ukraina đã từng là một cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới trong một thời gian ngắn. Nhưng năm 1994 Ukraina đã từ bỏ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân  từ Liên Xô để đổi lại lời hứa của Mỹ và Nga rằng sẽ không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại nước mới độc lập này.
  Tuy nhiên, Tổng thống Nga Valdimir Putin  đã không giữ lời hứa này sau khi lực lượng quân đội của Nga xâm chiếm  bán đảo Crimea của Ukraina. Bản ghi nhớ về  an ninh hai mươi năm trước được ký kết bởi Mỹ, Nga, Anh và Ukraina đang trở thành trọng tâm  trước sự bế tắc trong việc giải quyết khủng hoảng ở Crimea.
   Vượt xa hơn cuộc khủng hoảng trước mắt, những hành động của Putin hiện tại có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài cho các cuộc đối thoại an ninh sau này bao gồm cả những nỗ lực làm giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.
   Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay nói rằng: “Rõ ràng là các nghĩa vụ pháp lý đang bị đe dọa”. Ngoại trưởng Nga ông Sergei Lavrov đã không tham dự cuộc họp buổi sáng để thảo luận về Bản ghi nhớ Budapest(Memorandum Budapest). Trong một thông cáo chung giữa Mỹ, Anh và Ukraina nói rằng họ ‘thực sự lấy làm tiếc’ về việc này.
   Tuy nhiên, Ông Lavrov nói rằng chính phủ thân phương tây ở Kiev đã không còn kiểm soát Crimea nữa và hiện nay quyền kiểm soát đã chuyển sang cho các lực lượng tự vệ. Trong khi vẫn cam kết với các bên rằng "sẽ không đe dọa hoặc dùng vũ lực để làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina", tuy nhiên, Nga cho rằng thỏa thuận 1994 không phải là một hiệp ước, nó không có cơ chế cưỡng chế và không yêu cầu các bên ký kết có bất kỳ hành động nào nếu thỏa thuận này bị vi phạm.
   Nga phá vỡ thỏa thuận,  Mỹ cho rằng Putin đã vi phạm hiệp ước khi đưa quân vào Crimea và đe dọa can thiệp vào Ukraina để bảo vệ người Nga. Đại sứ của Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Vitaly Churkin ngày 3 tháng 3 nói rằng nước Nga có 16 nghìn quân ở Crimea và được phép tối đa là  25 nghìn quân. Trong cuộc họp báo với các phóng viên hôm qua,  Putin nói rằng các cam kết trên không còn hiệu lực nữa bởi vì cuộc đảo chính ở Kiev đã dẫn đến ‘một nhà nước mới mà chúng tôi chưa ký kết bất kỳ thỏa thuận ràng buộc nào’.  Putin nói rằng ông ấy có quyền sử dụng các hành động quân sự để bảo vệ người Nga ở đó. Mỹ, Anh và Ukraina hôm nay đã ra tuyên bố chung rằng họ coi sự  bảo đảm  trong Bản Ghi nhớ Budapest với tính nghiêm túc cao nhất và cũng mong muốn Nga hành  xử như thế.
   Theo như ông
 Christopher Swift, luật sư và  giáo sư của Trung tâm nghiên cứu an ninh của trường đại học Georgetown về công tác đối ngoại ở Washington, điều này không có nghĩa là Mỹ và Anh cam kết bảo vệ Ukraina nếu Nga xâm lược nước này. "Nghĩa vụ bảo vệ" Ông Swift nói trong một bức thư điện tử rằng “không có một điều khoản gì trong Bản Ghi nhớ Budapest là tự động dẫn đến một nhiệm  vụ bảo vệ chung của các nước trong trường hợp một nước nào đó xâm lược lãnh thổ Ukraina hoăc phá hoại chủ quyền của Ukraina. Đây không phải là mạng lưới các cam kết quốc phòng mà đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất”.
   Ông Swift cho rằng các cam kết trong thỏa thuận Budapest có tính ràng buộc pháp lý nhưng việc một trong các bên ký kết vi phạm thỏa thuận sẽ không dẫn đến một biến cố khơi mào cho cuộc chiến tranh cho bất kỳ nước nào theo thỏa thuận này. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất có thể là chính Ukraina”.
   Ông Mathew Rojansky, Giám đốc của viện nghiên cứu Kennan ở Trung tâm Wilson trả lời phỏng vấn qua điện thoại nói rằng: Trong những thập kỷ qua sau khi hiệp ước này được ký kết, ngay cả khi khu vực có việc huy động quân sự thì hiệp ước này cũng không được nhắc tới. Đây là điều mà một số nhà phân tích và chính trị đang nhắc tới trong một vài tuần qua để lôi kéo sự tham gia của các nước chính”.
  Không có hành động Mặc dù như thế, Thỏa thuận Budapest được coi là một thành quả ngoại giao lớn trong 2 thập kỷ qua khi mà Mỹ và Nga cùng chia sẻ lợi ích trong việc hạn chế số lượng các nước sở hữu vũ khí hạt nhân và giảm bớt nguy cơ các vũ khí hạt nhân của Liên Xô rơi vào tay kẻ xấu.
  Sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 12 năm 1991 đã để lại cho Ukraina một kho vũ khí hạt nhân lớn khoảng 1900 đầu đạn hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công Mỹ và 2500 vũ khí hạt nhân tầm ngắn. Năm 1994, lãnh đạo của Ukraina dưới sức ép của Mỹ và Liên Xô đã đồng ý từ bỏ toàn bộ kho vũ khí này để đổi lại một cam kết là tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ Ukraina.
   Ukraina đã hoàn toàn chuyển giao toàn bộ các đầu đạn hạt nhân cho Nga vào năm 1996. Người dịch: Sơn Ca- vietinfo.eu Tác giả: Terry Atlas- (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

PUTIN HÀNH VI BỘI TÍN ĐỐI VỚI UKRAINE
tka23 post
    Ukraina đã từng là một cường quốc hạt nhân thứ ba thế giới trong một thời gian ngắn. Nhưng năm 1994 Ukraina đã từ bỏ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân  từ Liên Xô để đổi lại lời hứa của Mỹ và Nga rằng sẽ không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống lại nước mới độc lập này.
  Tuy nhiên, Tổng thống Nga Valdimir Putin  đã không giữ lời hứa này sau khi lực lượng quân đội của Nga xâm chiếm  bán đảo Crimea của Ukraina. Bản ghi nhớ về  an ninh hai mươi năm trước được ký kết bởi Mỹ, Nga, Anh và Ukraina đang trở thành trọng tâm  trước sự bế tắc trong việc giải quyết khủng hoảng ở Crimea.
   Vượt xa hơn cuộc khủng hoảng trước mắt, những hành động của Putin hiện tại có thể dẫn đến những hậu quả lâu dài cho các cuộc đối thoại an ninh sau này bao gồm cả những nỗ lực làm giảm bớt kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.
   Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay nói rằng: “Rõ ràng là các nghĩa vụ pháp lý đang bị đe dọa”. Ngoại trưởng Nga ông Sergei Lavrov đã không tham dự cuộc họp buổi sáng để thảo luận về Bản ghi nhớ Budapest(Memorandum Budapest). Trong một thông cáo chung giữa Mỹ, Anh và Ukraina nói rằng họ ‘thực sự lấy làm tiếc’ về việc này.
   Tuy nhiên, Ông Lavrov nói rằng chính phủ thân phương tây ở Kiev đã không còn kiểm soát Crimea nữa và hiện nay quyền kiểm soát đã chuyển sang cho các lực lượng tự vệ. Trong khi vẫn cam kết với các bên rằng "sẽ không đe dọa hoặc dùng vũ lực để làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina", tuy nhiên, Nga cho rằng thỏa thuận 1994 không phải là một hiệp ước, nó không có cơ chế cưỡng chế và không yêu cầu các bên ký kết có bất kỳ hành động nào nếu thỏa thuận này bị vi phạm.
   Nga phá vỡ thỏa thuận,  Mỹ cho rằng Putin đã vi phạm hiệp ước khi đưa quân vào Crimea và đe dọa can thiệp vào Ukraina để bảo vệ người Nga. Đại sứ của Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Vitaly Churkin ngày 3 tháng 3 nói rằng nước Nga có 16 nghìn quân ở Crimea và được phép tối đa là  25 nghìn quân. Trong cuộc họp báo với các phóng viên hôm qua,  Putin nói rằng các cam kết trên không còn hiệu lực nữa bởi vì cuộc đảo chính ở Kiev đã dẫn đến ‘một nhà nước mới mà chúng tôi chưa ký kết bất kỳ thỏa thuận ràng buộc nào’.  Putin nói rằng ông ấy có quyền sử dụng các hành động quân sự để bảo vệ người Nga ở đó. Mỹ, Anh và Ukraina hôm nay đã ra tuyên bố chung rằng họ coi sự  bảo đảm  trong Bản Ghi nhớ Budapest với tính nghiêm túc cao nhất và cũng mong muốn Nga hành  xử như thế.
   Theo như ông
 Christopher Swift, luật sư và  giáo sư của Trung tâm nghiên cứu an ninh của trường đại học Georgetown về công tác đối ngoại ở Washington, điều này không có nghĩa là Mỹ và Anh cam kết bảo vệ Ukraina nếu Nga xâm lược nước này. "Nghĩa vụ bảo vệ" Ông Swift nói trong một bức thư điện tử rằng “không có một điều khoản gì trong Bản Ghi nhớ Budapest là tự động dẫn đến một nhiệm  vụ bảo vệ chung của các nước trong trường hợp một nước nào đó xâm lược lãnh thổ Ukraina hoăc phá hoại chủ quyền của Ukraina. Đây không phải là mạng lưới các cam kết quốc phòng mà đã dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất”.
   Ông Swift cho rằng các cam kết trong thỏa thuận Budapest có tính ràng buộc pháp lý nhưng việc một trong các bên ký kết vi phạm thỏa thuận sẽ không dẫn đến một biến cố khơi mào cho cuộc chiến tranh cho bất kỳ nước nào theo thỏa thuận này. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất có thể là chính Ukraina”.
   Ông Mathew Rojansky, Giám đốc của viện nghiên cứu Kennan ở Trung tâm Wilson trả lời phỏng vấn qua điện thoại nói rằng: Trong những thập kỷ qua sau khi hiệp ước này được ký kết, ngay cả khi khu vực có việc huy động quân sự thì hiệp ước này cũng không được nhắc tới. Đây là điều mà một số nhà phân tích và chính trị đang nhắc tới trong một vài tuần qua để lôi kéo sự tham gia của các nước chính”.
  Không có hành động Mặc dù như thế, Thỏa thuận Budapest được coi là một thành quả ngoại giao lớn trong 2 thập kỷ qua khi mà Mỹ và Nga cùng chia sẻ lợi ích trong việc hạn chế số lượng các nước sở hữu vũ khí hạt nhân và giảm bớt nguy cơ các vũ khí hạt nhân của Liên Xô rơi vào tay kẻ xấu.
  Sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 12 năm 1991 đã để lại cho Ukraina một kho vũ khí hạt nhân lớn khoảng 1900 đầu đạn hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công Mỹ và 2500 vũ khí hạt nhân tầm ngắn. Năm 1994, lãnh đạo của Ukraina dưới sức ép của Mỹ và Liên Xô đã đồng ý từ bỏ toàn bộ kho vũ khí này để đổi lại một cam kết là tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ Ukraina.
   Ukraina đã hoàn toàn chuyển giao toàn bộ các đầu đạn hạt nhân cho Nga vào năm 1996. Người dịch: Sơn Ca- vietinfo.eu Tác giả: Terry Atlas- (vietinfo.eu)

Cám ơn bạn đã truyền bá nội dung bài vở của chúng tôi. Ngoại trừ mục đích cá nhân, khi sử dụng lại thông tin, xin các bạn không quên ghi rõ tên tác giả, tên nguồn và vietinfo.eu.

Keine Kommentare:

Kommentar veröffentlichen